eng
competition

Text Practice Mode

⌂ (Lịch sử) Gần vua như chơi với hổ (3/3)

created Jul 9th 2020, 14:42 by PtaPhuongThao


0


Rating

517 words
8 completed
00:00
Tháng 1 năm 1812, tiền quân Nguyễn Văn Thành được sung chức Tổng tài biên soạn Quốc triều thực lục. Như vậy ông đã kiêm nhiệm hai chức Tổng tài.
 
Đã tưởng với ông, mọi việc đều suôn sẻ thì đến năm 1817, tai họa xả ra. Ông vua đa nghi tàn nhẫn đã "diệt" vị khai quốc công thần bởi mấy câu thơ trớ trêu thay, ông không hề hay biết!
Số ông Thành người con trai Nguyễn Văn Thuyên. Thuyên hay chữ, đã đỗ cử nhân, thường hay làm thơ, thích giao du với các văn sĩ, được vua Gia Long gả một công chúa cho. Nghe nói Thanh Hóa hai người nổi tiếng hay chữ, Thuyên làm một bài thơ Đường, sai tên Nguyễn Trương Hiệu đem ra Thanh mời hai người bạn vào Huế chơi.
 
Nguyên văn chữ Hán của bài thơ là:
 
Văn đạo Ái Châu đa tuấn kiệt
hoài trắc tịch dục cầu ti
tâm cửu bảo Kinh Sơn phác
Thiện tướng phương tri Bắc
U cốc hữu hương thiên viễn
Cao cương minh phượng cửu thiên trì
Thu hồi nhược đắc sơn trung tể
ngã kinh luân chuyển hóa ki.
 
Bản dịch Nôm của Trần Trọng Kim là:
 
Ái Châu nghe nói lắm người hay
Ao ước cầu hiền đã bấy nay
Ngọc phác Kinh Sơn tài sẵn
Ngựa Bắc biết lâu thay
Mùi hương hang tối xa nghìn dặm
Tiếng phượng cao suốt chín mây
Sơn tể phen này gặp gỡ
Giúp nhau thay đổi hội này.
 
Bài thơ được Nguyễn Trương Hiệu mật đưa đến tay Văn Duyệt, một cận thần khác của nhà vua. Duyệt vốn kèn cựa với Thành, liền đem vào mách vua Gia Long rằng hai câu cuối của bài thơ chứng tỏ cha con Nguyễn Văn Thành âm mưu làm phản. Đọc xong, Gia Long nổi giận ra lệnh bắt luôn cậu con rể bỏ ngục về tội âm mưu thoán nghịch. Vua chưa nói đến Thành khiến Thành càng lo sợ.
 
Một hôm, sau khi bãi triều, Thành chạy theo nắm lấy áo vua khóc: "Thần theo bệ hạ từ thuở nhỏ đến giờ, nay không tội còn bị người ta cấu xé. Bệ hạ nỡ lòng nào để người ta giết thần không cứu?". Vua giật áo, đi vào cung. Từ đó không cho Thành vào chầu. Lại sai Duyệt đem Thuyên ra tra tấn, bức cung, bắt phải nhận tội. Biết vua đã bỏ rơi mình, Thành uống thuốc độc tự tử, kết thúc cuộc đời đầy những công lao, đặt nền móng cho triều Nguyễn.
 
Một công thần khác Đặng Trần Thường cũng bị chung số phận như Thành. Người đứng ra tố cáo Thành Văn Duyệt, sau cũng bị vua Minh Mạng chém đầu.
Thật đúng "gần vua như chơi với hổ".
 
Nguồn: Sử ta chuyện xưa kể lại (tập 4) - Nhà xuất bản Kim Đồng.

saving score / loading statistics ...