Text Practice Mode
Trích "Không gia đình"
created Wednesday July 16, 01:40 by Khau Minh Thu
0
795 words
54 completed
0
Rating visible after 3 or more votes
saving score / loading statistics ...
00:00
Khách ngồi vào bên cạnh bếp lò, vừa ăn vừa kể cho chúng tôi nghe tai nạn
xảy ra như thế nào: ông Barberin bị một giàn giáo đổ xuống đè suýt bẹp
người. Người chủ thầu viện lẽ ông ta không có nhiệm vụ gì phải đứng ở chỗ
ấy, nên không trả cho ông ta một khoản bồi thường nào cả. Ông khách nói:
- Thật không may cho ông Barberin, tội nghiệp ông ấy! Thật không may!
Có những tên láu cá, nhân cơ hội tương tự đã vớ được một khoản thực lợi
đồng niên.
[3] Còn ông nhà thì chẳng được gì sất!
Ông khách vừa hơ đôi ống quần cứng cồm cộp bùn khô, vừa luôn mồm
nhắc đi nhắc lại mấy tiếng “thật không may” với một vẻ thương cảm chân
thành. Sự xuýt xoa của ông chứng tỏ ông sẵn lòng chịu tàn tật để vớ được
một món thực lợi. Ông kết thúc câu chuyện:
- Tuy thế, tôi cũng khuyên ông nhà cứ đệ đơn kiện lão chủ thầu.
- Kiện tụng thì tốn kém chết đi!
- Tốn đấy, nhưng được kiện thì cũng bõ chứ!
Má Barberin muốn đi Paris nhưng chuyện đó đâu có phải dễ: đường sá xa
xôi tốn kém quá.
Sáng sớm hôm sau má con tôi xuống làng dưới tìm cha xứ để hỏi ý kiến.
Cha xứ chưa muốn để cho má đi, trước khi biết chắc đi như thế có giúp ích
gì cho chồng không. Cha viết thư cho ông giáo sĩ ở bệnh viện nơi ông
Barberin đương nằm điều trị. Vài ngày sau, có thư trả lời nói rằng má
Barberin không cần đi, chỉ cần gửi một số tiền lên Paris để cho chồng kiện
người chủ thầu.
Ngày tháng trôi qua. Thỉnh thoảng lại có thư về, thư nào cũng thúc giục
gửi thêm tiền lên. Bức thư cuối cùng thúc bách hơn cả, nhắn rằng nếu hết
tiền thì bán con bò sữa đi mà gửi.
Những ai đã sống ở nông thôn cùng với bà con nông dân đều hiểu nỗi đau
khổ hãi hùng chứa trong mấy tiếng: bán con bò sữa. Đối với nhà sinh vật
học, con bò là một con vật thuộc loài nhai lại. Dưới con mắt của khách du
ngoạn, nó là con vật làm cho phong cảnh tăng thêm vẻ đẹp khi trên thảm cỏ
nó ngẩng cái mõm đen nhánh đẫm hơi sương của nó lên. Với trẻ em thành
thị, đó là nguồn cung cấp cà phê sữa và phó mát đánh kem. Nhưng đối với
người nông dân, nó còn quí báu hơn nhiều. Dù cho nghèo xác nghèo xơ, dù
gia đình con cái có đông đến đâu, có một con bò sữa trong chuồng cũng
không sợ đói. Chỉ một cái thừng hay một sợi dây quấn trên sừng thôi cũng
đủ để cho một em bé chăn dắt nó ăn dọc các con đường phủ đầy cỏ, ở những
nơi không thuộc về ai. Và thế là chiều đến, cả nhà có bơ nấu xúp, có sữa để
ăn với khoai tây. Bố mẹ, con cái, lớn nhỏ đều sống nhờ vào con bò sữa.
Cũng nhờ có con bò sữa mà má con tôi sống đầy đủ đến nỗi hầu như
không cần ăn thịt. Không những nó là vú nuôi của chúng tôi, nó còn là bầu
bạn, là chỗ chân tình.
Thật vậy, đừng tưởng bò là một con vật ngu ngốc. Trái lại, nó rất thông
minh, nó có những đức tính mà biết cách rèn luyện thì còn phát triển nhiều.
Chúng tôi vỗ về nó, nói chuyện với nó và nó hiểu chúng tôi. Về phần nó, với
đôi mắt to, tròn, hiền dịu, nó biết cách làm cho chúng tôi hiểu nó muốn gì,
nó cảm thấy thế nào. Nói tóm lại, chúng tôi rất yêu thương nó và nó cũng
yêu thương chúng tôi.
Ấy thế mà phải lìa bỏ nó đấy! Vì rằng chỉ có cách “bán con bò sữa đi” thì
mới làm cho ông Barberin thỏa dạ.
Một bác lái tới nhà chúng tôi. Bác ta xem xét con Roussette rất kỹ, sờ nắn
nó mãi, vừa sờ vừa lắc đầu ra vẻ không ưng ý. Bác ta nhắc đi nhắc lại hàng
trăm lần rằng con bò không vừa ý bác ta chút nào. Bác chê nó là bò nhà
nghèo, khó bán lại lắm. Không có sữa, bơ lại kém chất. Chê nhún chán, rút
cục bác cũng đồng ý mua, nhưng bảo mua là vì lòng tốt, muốn giúp má
Barberin thôi, và cũng vì thấy má là người trung hậu.
xảy ra như thế nào: ông Barberin bị một giàn giáo đổ xuống đè suýt bẹp
người. Người chủ thầu viện lẽ ông ta không có nhiệm vụ gì phải đứng ở chỗ
ấy, nên không trả cho ông ta một khoản bồi thường nào cả. Ông khách nói:
- Thật không may cho ông Barberin, tội nghiệp ông ấy! Thật không may!
Có những tên láu cá, nhân cơ hội tương tự đã vớ được một khoản thực lợi
đồng niên.
[3] Còn ông nhà thì chẳng được gì sất!
Ông khách vừa hơ đôi ống quần cứng cồm cộp bùn khô, vừa luôn mồm
nhắc đi nhắc lại mấy tiếng “thật không may” với một vẻ thương cảm chân
thành. Sự xuýt xoa của ông chứng tỏ ông sẵn lòng chịu tàn tật để vớ được
một món thực lợi. Ông kết thúc câu chuyện:
- Tuy thế, tôi cũng khuyên ông nhà cứ đệ đơn kiện lão chủ thầu.
- Kiện tụng thì tốn kém chết đi!
- Tốn đấy, nhưng được kiện thì cũng bõ chứ!
Má Barberin muốn đi Paris nhưng chuyện đó đâu có phải dễ: đường sá xa
xôi tốn kém quá.
Sáng sớm hôm sau má con tôi xuống làng dưới tìm cha xứ để hỏi ý kiến.
Cha xứ chưa muốn để cho má đi, trước khi biết chắc đi như thế có giúp ích
gì cho chồng không. Cha viết thư cho ông giáo sĩ ở bệnh viện nơi ông
Barberin đương nằm điều trị. Vài ngày sau, có thư trả lời nói rằng má
Barberin không cần đi, chỉ cần gửi một số tiền lên Paris để cho chồng kiện
người chủ thầu.
Ngày tháng trôi qua. Thỉnh thoảng lại có thư về, thư nào cũng thúc giục
gửi thêm tiền lên. Bức thư cuối cùng thúc bách hơn cả, nhắn rằng nếu hết
tiền thì bán con bò sữa đi mà gửi.
Những ai đã sống ở nông thôn cùng với bà con nông dân đều hiểu nỗi đau
khổ hãi hùng chứa trong mấy tiếng: bán con bò sữa. Đối với nhà sinh vật
học, con bò là một con vật thuộc loài nhai lại. Dưới con mắt của khách du
ngoạn, nó là con vật làm cho phong cảnh tăng thêm vẻ đẹp khi trên thảm cỏ
nó ngẩng cái mõm đen nhánh đẫm hơi sương của nó lên. Với trẻ em thành
thị, đó là nguồn cung cấp cà phê sữa và phó mát đánh kem. Nhưng đối với
người nông dân, nó còn quí báu hơn nhiều. Dù cho nghèo xác nghèo xơ, dù
gia đình con cái có đông đến đâu, có một con bò sữa trong chuồng cũng
không sợ đói. Chỉ một cái thừng hay một sợi dây quấn trên sừng thôi cũng
đủ để cho một em bé chăn dắt nó ăn dọc các con đường phủ đầy cỏ, ở những
nơi không thuộc về ai. Và thế là chiều đến, cả nhà có bơ nấu xúp, có sữa để
ăn với khoai tây. Bố mẹ, con cái, lớn nhỏ đều sống nhờ vào con bò sữa.
Cũng nhờ có con bò sữa mà má con tôi sống đầy đủ đến nỗi hầu như
không cần ăn thịt. Không những nó là vú nuôi của chúng tôi, nó còn là bầu
bạn, là chỗ chân tình.
Thật vậy, đừng tưởng bò là một con vật ngu ngốc. Trái lại, nó rất thông
minh, nó có những đức tính mà biết cách rèn luyện thì còn phát triển nhiều.
Chúng tôi vỗ về nó, nói chuyện với nó và nó hiểu chúng tôi. Về phần nó, với
đôi mắt to, tròn, hiền dịu, nó biết cách làm cho chúng tôi hiểu nó muốn gì,
nó cảm thấy thế nào. Nói tóm lại, chúng tôi rất yêu thương nó và nó cũng
yêu thương chúng tôi.
Ấy thế mà phải lìa bỏ nó đấy! Vì rằng chỉ có cách “bán con bò sữa đi” thì
mới làm cho ông Barberin thỏa dạ.
Một bác lái tới nhà chúng tôi. Bác ta xem xét con Roussette rất kỹ, sờ nắn
nó mãi, vừa sờ vừa lắc đầu ra vẻ không ưng ý. Bác ta nhắc đi nhắc lại hàng
trăm lần rằng con bò không vừa ý bác ta chút nào. Bác chê nó là bò nhà
nghèo, khó bán lại lắm. Không có sữa, bơ lại kém chất. Chê nhún chán, rút
cục bác cũng đồng ý mua, nhưng bảo mua là vì lòng tốt, muốn giúp má
Barberin thôi, và cũng vì thấy má là người trung hậu.
